Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

CHON KINH TAM BIEN 2011 Bảo vệ mắt – những điều người sử dụng máy vi tính cần lưu ý trangbong567, lehongthuy78@yahoo.com.vn

Cách chọn kính râm bảo vệ mắt
Kính râm đã quá phổ biến, thế nhưng hiểu cho đúng và đủ về kính râm, dùng kính gì và dùng như thế nào cho các hoạt động ngoài trời, nhất là khi mùa hè đang tới gần lại có vẻ là vấn đề. Dưới đây là tư vấn của BS Hoàng Cương, BV Mắt TƯ.
 
Ai cũng biết là ta đeo kính râm để bảo vệ mắt và che chắn bớt ánh nắng mặt trời cùng với những tia năng lượng cao trong nó, tránh những tổn hại hay khó chịu cho mắt. Trong vô vàn các cặp kính màu bày tràn lan từ vỉa hè, góc chợ cho tới những shop đèn màu lung linh thì đâu là cặp kính bạn cần?


Kính râm dùng để nhìn rõ hơn và dễ chịu hơn?

Trong một vài hoàn cảnh thì đúng vậy. Nó giúp bạn chống lóa khi tham gia giao thông, nhìn vào mặt nước. Khi bạn bị giãn đồng tử do chấn thương, bệnh lý hay do dùng thuốc giãn đồng tử, kính râm sẽ giúp cho bạn có thị giác gần như bình thường. Người bị bệnh bạch tạng, do thiếu hắc tố nên rất khó chịu khi ra nắng. Kính râm gọng rộng là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ họ.

Kính râm bảo vệ mắt?

Đúng vậy. Ngoài việc che chắn bụi, côn trùng, hóa chất khỏi chui vào mắt, kính râm còn giúp bạn ngăn ngừa tia tử ngoại (tia cực tím) - một loại tia có hại trong phổ ánh sáng mặt trời khỏi gây hại cho mắt. Tia cực tím - tia UV đã được biết đến từ lâu là mối nguy hiểm tức thì và tiềm tàng cho mắt. Bỏng mắt do tia UV hay gặp với người tắm nắng quá lâu. Lâu dài nếu phơi nhiễm với tia UV quá đáng, ta có thể bị lên mộng mắt, ung thư da mi, đục nhân mắt và thoái hóa hoàng điểm.

Các phi công cũng phải đeo kính vì càng lên cao tầng ozon càng mỏng, đậm độ tia UV cũng tăng. Các phi công bắt đầu đeo kính râm từ năm 1936.

Người đã mổ thể thủy tinh hay đang mang kính tiếp xúc vẫn nên đeo kính râm khi cần thiết bởi vì kính râm có độ phủ rộng hơn nhiều so với kính nội nhãn hay kính tiếp xúc.

Có phải kính càng màu đậm thì càng lọc được tia UV nhiều?

Đậm độ tia UV phụ thuộc vào độ cao, càng lên cao thì đậm độ tia UV càng lớn. Người leo núi, trượt tuyết nên đeo kính râm vì họ ở độ cao lớn lại bị tia UV phản xạ từ băng tuyết vào mắt nhiều. Tia UV có nhiều trong ánh sáng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

Màu da, màu mắt của chúng ta cũng quan trọng trong việc cản lọc tia UV. Màu càng đậm thì cản lọc tia UV càng tốt. Còn đối với kính râm thì độ lọc tia UV tùy thuộc vào màu kính và chất liệu làm kính. Kính làm bằng polycarbonat, CR39 có khả năng lọc khoảng 50% lượng tia UV. Màu vàng hổ phách và đen nhạt được cho là lọc tia UV tốt nhất. Ánh sáng xanh hay nhóm tia năng lượng cao phổ nhìn được bị qui kết là có thể gây ra thoái hóa hoàng điểm. Kính màu đồng, nâu đỏ được cho là lọc ánh sáng xanh tốt hơn màu khác.

Nếu bạn thấy nghi ngờ thì nên nhờ các nhà chuyên môn về phân tích quang phổ, họ sẽ cho biết chính xác kính của bạn có bảo vệ bạn 100% khỏi tia UV hay không.

Trẻ em cần kính râm nhiều hơn người lớn?

Trẻ em vui chơi và hoạt động ngoài trời nhiều hơn người lớn. Do vậy, cha mẹ cũng cần trang bị kính râm cho trẻ. Tuy nhiên cần chọn loại gọng dẻo, kính nhẹ làm bằng polycarbonat để trẻ dễ chịu khi đeo.

Nên chọn màu gì?

Màu xám được người Mỹ ưa chuộng nhất. Kính màu xám được cho là thích hợp cho mọi hoạt động thông thường trong khi vẫn đảm bảo cho thị lực tốt, màu sắc trung thực.

Màu nâu được dân chơi gôn, trượt tuyết ưa dùng.

Màu cam nên dùng cho người chơi môn bắn súng.

Màu đỏ thích hợp với nơi quá nắng.

Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển.

Kính như thế nào là đạt chuẩn?

Tiêu chuẩn ISO-2004 đã được các nhà sản xuất áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tại châu Âu là tiêu chuẩn CE, tại Úc là tiêu chuẩn AS/NZ1067:2003. Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn trên.

Tiêu chuẩn CE chia cấp độ lọc tia UV làm 7 cấp, trong đó cấp 6 - 7 được coi là hoàn hảo. Khối Bắc Mỹ chia khả năng lọc tia UV của kính làm 4 cấp độ.

Kính phân cực được coi là chống lóa tốt nhất, do vậy rất thích hợp với người lái xe, làm việc hay vui chơi thể thao ngoài trời, câu cá, đi biển.

Một vài dạng đặc biệt được chế tạo để làm việc với màn hình tinh thể lỏng -LCD, xem phim 3D.

Kính khá đắt tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một đôi.  

Bảo vệ mắt – những điều người sử dụng máy vi tính cần lưu ý

Lần trước sau khi có một bài trích dẫn về việc ảnh hưởng của sử dụng vi tính tới sức khỏe của các lập trình viên, Mit đã nhận được một số ý kiến, góp ý từ phía một số bạn quan tâm… Nhân tiện, hôm nay Mit cũng xin được tổng hợp lại một số phương pháp cơ bản mà người sử dụng vi tính nhiều cần biết để giữ gìn sức khỏe của mình…
Trước hết, chúng ta cần phải biết hội chứng “rối loạn thị giác do sử dụng máy vi tính” (Computer Vision Syndrome – CVS) là hội chứng đang ngày càng phổ biến, nhất là trong giới nhân viên văn phòng, trí thức, sinh viên, học sinh.
Người bị hội chứng này chủ yếu là những người tiếp xúc nhiều với máy vi tính(thường xuyên trên 2h mỗi ngày), có thể nhận biết bằng các triệu chứng: mắt bị căng thẳng, mệt mỏi; khô mắt; nóng, rát, ngứa hoặc chảy nước mắt; mắt bị mờ hoặc nhức đầu và đau hốc mắt). Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng của tình trạng kích ứng mắt như cương tụ kết mạc, gai máu, chất tiết khi mắt khó chịu…
CVS ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác, chất lượng sống và làm việc. Do vậy, khi nghi mình mắc hội chứng CVS, cần đến khám bác sĩ và dùng các dung dịch giữ ẩm hợp lý để ngăn ngừa biến chứng nặng hơn trên giác mạc; Ngoài ra trên thị trường hiện nay có bán một số loại thuốc nhỏ mắt đặc trị dành riêng cho những người sử dụng máy tính…
Đồng thời bạn có thể áp dụng một số phương cách bảo vệ như:
- Chớp mắt thường xuyên hơn để mắt không bị khô, cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút bằng cách nhìn vào vật khác ở xa, nhắm mắt lại và nghe nhạc…- Đặt màn hình máy tính cùng bên với cửa sổ.
- Dùng màn chắn sáng và màn sáo ở cửa sổ để che bớt ánh sáng.
- Chọn màn hình lớn, phẳng.
- Kiểm tra độ tương phản và điều chỉnh ánh sáng màn hình thích hợp.
- Ngồi sao cho mắt cách màn hình tối thiểu 55-60 cm và dưới tầm nhìn của mắt 10-20 độ.
Tốc độ screen refresh rate  của màn hình cũng khá quan trọng. Mỗi màn hình đều có một tần số làm tươi nhất định mà ta có thể điều chỉnh được và gọi là screen refresh rate. screen refresh rate là tốc độ làm tươi của màn hình, ví dụ như đôi lúc bạn thấy có một số màn hình có những vạch chạy ngang màn hình liên tục, đó là do screen refresh rate quá chậm khiến mắt bạn có thể cảm nhận được tốc độ làm tươi của màn hình. Screen refresh rate thấp sẽ khiến cho mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn nên rất dễ bị đau mắt…
Rất may là chỉ có những màn hình cũ mới xảy ra tình trạng frame rate không thể hiển thị cao hơn 75Hz. Vì vậy, nếu có thể tốt nhất bạn nên thiết lập screen refresh rate của màn hình càng cao càng tốt. Cách chỉnh screen refresh rate(Trong Windows): Click chuột phải vào màn hình Desktop -> chọn Properties -> chọn thẻ Settings -> chọn Advanced -> Chọn Monitor và chỉnh screen refresh rate lên cao nhất có thể…
Những bạn có LCD hoặc các màn hình ít bức xạ thì không nói, những bạn còn dùng các màn hình cũ, nên dùng kính lọc loại tốt.
Bạn vào link này http://cms.3m.com/cms/US/en/2-22/FRezcFX/view.jhtml để xem sản phẩm kính lọc màn hình của www.3M.com. Những bạn nào có điều kiện thì có thể vào METRO để mua.
Tất nhiên, trong số những người sử dụng máy vi tính hiện nay còn có rất nhiều người đang sử dụng với thời gian bên máy vi tính không hề ít, nhưng họ lại không hề bị những triệu chứng trên hay chưa hề bị cận(như tôi nè). Nhưng đó là do một cách vô tình họ đã tuân thủ đúng với những quy tắc nhất định để tự bảo vệ sức khỏe của mình và nó trở thành thói quen, còn những người chưa biết hoặc mới bắt đầu cảm thấy sự nguy hiểm của màn hình máy tính với mắt của mình, hãy thay đổi thói quen và giữ gìn đôi mắt của mình bởi vì ”Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn mà…”
Tôi cứ tưởng tượng một ngày nào đó, mình phải nhìn mọi thứ qua 2 cái lăng kính, làm gì cũng vướng víu rồi phụ thuộc vào cái kính lại cảm thấy hoảng, tất nhiên, nếu ai đó đã bị cận rồi thì họ đành chịu và quen với điều đó…
Chúc các bạn có một môi trường làm việc lành mạnh…
Tham khảo tại Diễn đàn tin học
Theo Sức khỏe & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét